TIÊU CHUẨN 5S
ĐÔNG HẢI BẾN TRE ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN 5S VÀO SẢN XUẤT
Môi trường làm việc là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định phương thức làm việc, hiệu quả công việc của cả một công ty. Để cải tiến môi trường làm việc nhằm đạt được chất lượng và năng suất tốt hơn, Công ty Cổ phần Đông Hải Bến Tre đã và đang áp dụng tiêu chuẩn 5S trong sản xuất và làm việc. Dưới đây là chi tiết quy trình 5S.
5Sđược tạo nên từ 5 chữ cái đầu tiên của tiếng Nhật “SEIRI”, “SEITON”, “SEISO”, SEIKETSU” & “SHITSUKE”, tạm dịch sang tiếng Việt là “Sàng lọc”, “Sắp xếp”, “Sạch sẽ”, “Săn Sóc” & “Sẳn sàng”.
- SEIRI (Sàng lọc): là sàng lọc những vật dụng không cần thiết tại nơi làm việc và loại bỏ chúng
- SEITON (Sắp xếp): Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp, theo một trật tự nhất định, tiện lợi khi sử dụng
- SEISO (Sạch sẽ): là vệ sinh tại nơi làm việc sao cho không còn rác hay bụi bẩn tại nơi làm việc (kể cả trên nền nhà, máy móc và thiết bị)
- SEIKETSU (Săn sóc): là luôn săn sóc, giữ gìn nơi làm việc luôn sạch sẽ, thuận tiện và có năng suất bằng cách liên tục thực hiện Seiri, Seiton, Seiso.
- SHITSUKE (Sẵn sàng): Tạo thành một nề nếp, thói quen tự giác làm việc tốt, duy trì môi trường làm việc thuận tiện.
Việc áp dụng mô hình 5S đem lại hiệu quả trong việc cải tiến môi trường làm việc, nâng cao trình độ, tính kỹ luật cho cá nhân và tập thể, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công việc. Một số lợi ích mà mô hình này mang lại như:
- Xây dựng một môi trường sạch sẽ, ngăn nắp.
- Tăng cường phát huy sáng kiến.
- Nâng cao ý thức kỷ luật trong cơ quan.
- Môi trường làm việc được cải thiện, tăng tính thuận tiện và an toàn.
- Xây dựng hình ảnh tổ chức/doanh nghiệp, đem lại cơ hội trong quản lý, kinh doanh…
Về cơ bản, việc ứng dụng mô hình 5S được thực hiện như sau:
1. SEIRI (SHIFTING – Sàng lọc):
SEIRI có nghĩa là phân loại, tổ chức các vật dụng theo trật tự. Đây chính là bước đầu tiên cần làm trong thực hành 5S.
Nội dung chính của S1 là phân loại, di dời những thứ không cần thiết, có thể bán đi hoặc tái sử dụng:
- Hãy tổ chức và tận dụng tất cả vật dụng, cho dù chúng là dụng cụ, phụ tùng hay thông tin v.v. dựa vào tính cần thiết của chúng.
- Quy định một khu vực ở nơi làm việc, ở đó đặt tất cả những vật không cần thiết. Hãy thu thập những vật không cần thiết ở nơi làm việc sau đó vứt chúng đi.
- Việc cất giữ cẩn thận những thứ cần thiết là rất quan trọng, thì việc vứt bỏ những thứ không cần thiết cũng quan trọng không kém.
2.2. SEITON (SORTING – Sắp xếp):
Đây là một công đoạn để sắp xếp dụng cụ và phụ tùng theo trật tự, sau khi đã loại bỏ các vật dụng không cần thiết thì công việc tiếp theo là tổ chức các vật dụng còn lại một cách hiệu quả theo tiêu chí dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ trả lại.
Hãy:
- Đặt những vật ít sử dụng ở một nơi riêng biệt.
- Đặt những vật thường xuyên sử dụng ở gần bạn.
2.3. SEISO (SHINE – Sạch sẽ):
Thường xuyên vệ sinh, giữ gìn nơi làm việc sạch sẽ thông qua việc tổ chức vệ sinh tổng thể và tổ chức vệ sinh hàng ngày máy móc thiết bị và nơi làm việc.
- S3 hướng tới cải thiện môi trường làm việc, giảm thiểu rủi ro, tai nạn đồng thời nâng cao tính chính xác của máy móc thiết bị (do ảnh hưởng của bụi bẩn).
2.4. SEIKETSU (SET IN ORDER – Săn sóc):
SEIKETSU hướng đến mục tiêu kiểm tra, duy trì 3S ở trên. Thông qua việc phát triển S4, các hoạt động 3S sẽ được cải tiến dần dựa theo tiêu chuẩn đã đặt ra và tiến tới hoàn thiện 5S trong công ty.
Hãy chú trọng đến các yếu tố:
- Mọi thứ đều là yếu tố ảnh hưởng đến sự sạch sẽ của vị trí làm việc: màu sắc, hình dạng và bố trí của tất cả vật dụng, chiếu sáng, thông thoáng, ngăn đựng,…
- Nếu vị trí làm việc của bạn trở thành một môi trường thoáng đãng và sáng sủa, nó có thể đem lại cảm giác tốt đến khách hàng.
2.5. SHITSUKE (SUSTAIN – Sẵn sàng):
Shitsuke có nghĩa là rèn luyện, tạo nên một thói quen, nề nếp, tác phong cho mọi người trong thực hiện 5S.