FORBES VIỆT NAM VINH DANH 50 CÔNG TY NIÊM YẾT TỐT NHẤT 2022

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh doanh thường niên 2022 ngày 4.8, Forbes Việt Nam đã tổ chức lễ Vinh danh 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2022. Danh sách xếp hạng lần thứ 10 đã được Forbes Việt Nam công bố vào tháng 6.2022.

10 năm là khoảng thời gian tương đối dài để đánh giá sự thay đổi. Năm 2013, Forbes Việt Nam lần đầu thực hiện Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất. Suốt 10 năm, có tổng cộng 138 doanh nghiệp được vinh danh nhưng chỉ 9 công ty có mặt đầy đủ trong tất cả 10 lần đánh giá. Sự thay đổi của doanh nghiệp trong danh sách cũng phần nào phản ánh cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam đã từng bước dịch chuyển đến những lĩnh vực kinh doanh – sản xuất có hàm lượng kỹ thuật và giá trị cao hơn.

Do đại dịch COVID-19, năm qua một số ngành được hưởng lợi đột biến từ giãn cách xã hội, sự rối loạn của chuỗi cung ứng và logistics, giá nguyên liệu hàng hóa biến động tăng cao. Những sắc màu này được thể hiện trong danh sách năm 2022 khi ghi nhận có chín công ty lần đầu tiên xuất hiện, con số cao nhất từ trước tới nay trong một kỳ xếp hạng. 

Một lát cắt khác phản ánh sự lớn mạnh của các công ty niêm yết và cả nền kinh tế Việt Nam sau một thập niên: Trong Danh sách 50 công ty niêm yết đầu tiên của Forbes Việt Nam vào năm 2013 chỉ có sáu cái tên trong “CLB các công ty tỉ đô” nhưng danh sách năm 2022 có đến 22 công ty đạt vốn hóa trên 1 tỉ đô la Mỹ.

Tổng lợi nhuận của 50 công ty trong danh sách lần thứ 10 đạt hơn 193.000 tỉ đồng, tăng gấp bốn lần so với danh sách năm 2013 và tổng doanh thu đạt 1.192.754 tỉ đồng, tăng gấp ba lần.

Ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2,58% trong năm 2021, mức thấp nhất kể từ khi nền kinh tế mở cửa hội nhập. Đại dịch mang đến thách thức nhưng đồng thời mở ra các cơ hội khi thị trường được phân chia lại. Nền kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp niêm yết trong danh sách, các hạt nhân ưu tú nhất của nền kinh tế cũng đang đứng trước nhiều thách thức và cơ hội đổi mới để tìm kiếm các động lực tăng trưởng mới.

Danh sách năm 2022 ghi nhận 9 công ty lần đầu có mặt, con số cao nhất từ trước tới nay trong một kỳ xếp hạng, gồm tổng CTCP Công trình Viettel (CTR); công ty Thế Giới Số (DGW); Đông Hải Bến Tre (DHC); công ty Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH); tổng CTCP Dịch vụ tổng hợp Dầu khí (PET); công ty Sợi Thế Kỷ (STK); ngân hàng Tiên Phong – TPBank (TPB); Chứng khoán VNDIRECT (VND) và Thủy điện Thác Mơ (TMP)




Nhờ đầu tư đội tàu lớn nhất nước ngay trong đại dịch, Hải An hưởng lợi từ nhu cầu vận tải và cước phí đều tăng mạnh. Năm 2021, tổng sản lượng vận tải của công ty vượt 1 triệu TEU và nắm giữ khoảng 30% thị phần nội địa.

Là thành viên trong hệ sinh thái Viettel, CTR nắm lợi thế khai thác các công trình hạ tầng viễn thông đặc thù từ tập đoàn mẹ, giúp kết quả kinh doanh thuận lợi hàng năm với lợi nhuận sau thuế năm 2021 đạt 375 tỉ đồng, tăng 37%.

Việc dịch chuyển mô hình phân phối truyền thống sang dịch vụ phát triển thị trường (MES) đã giúp Digiworld liên tục tăng trưởng cao, giữ vững vị thế tốp 2 nhà phân phối bán buôn lớn nhất thị trường.



Đại dịch khiến doanh thu Sợi Thế Kỷ giảm, chỉ đạt 86,6% kế hoạch năm 2021 nhưng nhờ chú trọng vào các mặt hàng có giá trị cao, lợi nhuận STK vẫn tăng 93% so với cùng kỳ, cao nhất trong lịch sử 21 năm hoạt động.

Petrosetco hưởng lợi trong đại dịch khi nhu cầu thiết bị điện tử công nghệ tăng cao, cùng với thế mạnh phân phối các sản phẩm công nghiệp dầu khí, đưa doanh thu 2021 tăng 30% và lần đầu vào danh sách của Forbes Việt Nam.

Là doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì công nghiệp có quy mô trung bình trên cả nước, nhưng Đông Hải Bến Tre sở hữu vị thế tốt nhờ hoạt động chính ở khu vực kinh tế trọng điểm, nơi có nhu cầu lớn về bao bì công nghiệp.

Cách đây 10 năm, TPBank nằm trong nhóm ngân hàng yếu kém buộc phải tái cơ cấu, năm 2022, lần đầu tiên TPB có mặt trong danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất của Forbes Việt Nam với kết quả kinh doanh tốt nhất từ trước tới nay: lợi nhuận sau thuế 4.829 tỉ đồng, tăng 38% và tỷ lệ nợ xấu 1,14%. 

Sự bùng nổ của nhà đầu tư mới năm 2021 cùng những kỷ lục mới về giá trị giao dịch đã góp phần đưa lợi nhuận VNDIRECT tăng trưởng vượt bậc: doanh thu tăng 183% và lợi nhuận sau thuế tăng 244%; tổng tài sản quản lý đạt 8,4 tỉ USD, tăng 117% so với thời điểm cuối năm 2020.


Sau 10 lần Forbes Việt Nam thực hiện danh sách, có tổng cộng 138 công ty đã được vinh danh nhưng chỉ 9 công ty có mặt trong cả 10 lần xếp hạng, gồm Bảo Việt, Dược Hậu Giang, FPT, Hòa Phát, Masan, REE, PV Gas, Vinamilk và Vietcombank.


 GAS ghi nhận doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ đều tăng 23% so với năm 2020 dù tình hình sản xuất kinh doanh năm 2021 gặp nhiều thách thức do đại dịch.

Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất Đông Nam Á. Năm 2021 công ty vươn lên vị trí quán quân lợi nhuận trong danh sách với mức kỷ lục 34.521 tỉ đồng, tăng 155% so với năm trước, .

Doanh thu thuần hợp nhất Masan đạt 88.629 tỉ đồng, tăng 14,78% so với năm 2020 với ba trụ cột chính từ các công ty con gồm tiêu dùng bán lẻ; thịt mát chế biến; vật liệu công nghệ cao.

Tập đoàn Bảo Việt có quy mô tài sản hàng đầu thị trường bảo hiểm, gần 7 tỉ USD. Tổng doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ năm 2021 đạt 10.588 tỉ đồng, tiếp tục khẳng định vị thế đầu ngành.

Năm qua tập đoàn công nghệ số 1 Việt Nam FPT đưa doanh thu trở về ngưỡng trên 30.000 tỉ đồng kể từ sau khi thoái vốn khỏi mảng bán lẻ năm 2017 và đạt lợi nhuận kỷ lục trong lịch sử hoạt động với 4.337 tỉ đồng.

Năm 2021, Vinamilk đạt doanh thu cao nhất trong lịch sử hoạt động với hơn 61.000 tỉ đồng, tuy nhiên dịch bệnh tác động đến chuỗi cung ứng và giá nguyên liệu khiến lợi nhuận giảm 5%, đạt 10.532 tỉ đồng.

REE tiếp tục vị trí đầu ngành với hơn 40 năm kinh nghiệm thi công công trình M&E trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, thương mại và công nghiệp. Năm 2021, REE đạt 5.810 tỉ đồng doanh thu, tăng trưởng 3%.

Với nền tảng phát triển bền vững và chiến lược linh hoạt, DHG đạt kết quả kinh doanh tốt nhất trong lịch sử hoạt động, giữ vững vị trí đầu ngành dược Việt Nam 25 năm liền về doanh thu.


Vietcombank là ngân hàng duy nhất 10 lần liên tục có mặt trong Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất của Forbes Việt Nam. Những năm qua Vietcombank cũng luôn có mặt trong danh sách Global 2000 của Forbes.



Năm 2021, Biwase tập trung mở rộng các nhà máy nước với tổng công suất 760.000 m3/ngày, sản lượng nước tiêu thụ 174 triệu m3; lĩnh vực xử lý nước thải sinh hoạt có tổng công suất xử lý 70.000m3/ngày đêm với tỷ lệ thu gom nước thải đô thị ngày càng tăng.

Năm 2021, tổng thu nhập của BIDV tăng 24,9% so với năm 2020, đạt mức cao nhất trong số các ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Tổng tài sản hơn 1,76 triệu tỉ đồng, tiếp tục là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam. BIDV là một trong năm công ty Việt Nam trong danh sách Global 2000 năm 2022 của Forbes.

Kể từ năm 2018, ACB liên tục duy trì tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) trên 20% và đạt 23,9% trong năm 2021, nằm trong top 2 ngân hàng dẫn đầu. Năm 2021 ACB còn hưởng lợi từ kết quả kinh doanh tốt từ hai mảng chứng khoán và bảo hiểm. 




SSI dẫn đầu thị trường về doanh thu, lợi nhuận, quy mô vốn hóa và tài sản. Năm 2021 đạt kết quả kinh doanh tốt nhất trong 21 năm hoạt động với doanh thu thuần tăng 72% và lợi nhuận sau thuế tăng 115% so với năm 2020, .

5 năm qua, lợi nhuận trước thuế của VIB tăng trưởng kép 63%, dẫn đầu ngành. Năm 2021 VIB đạt lợi nhuận trước thuế hơn 8.000 tỉ đồng, tăng 38% so với năm 2020; dư nợ tín dụng tăng 19% – cao hơn mức trung bình 14% toàn ngành.

Năm 2021, Chứng khoán TP.HCM đạt lợi nhuận kỷ lục 1.147 tỉ đồng, tăng 116% so với năm trước. Trong số các công ty chứng khoán, HCM nổi tiếng với chiến lược hoạt động an toàn, kiểm soát chặt rủi ro.

Năm 2021, lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, lợi nhuận ròng của Nam Long vượt ngưỡng ngàn tỉ đồng; doanh thu tăng gấp 2,3 lần và lãi gộp tăng gấp 2,7 lần so với năm 2020.

Sau 22 năm hoạt động, KDH trở thành nhà phát triển bất động sản chuyên nghiệp với chiến lược chắc chắn và an toàn. Công ty liên tục đa dạng hóa sản phẩm, phát triển quỹ đất quy mô lớn tại TP.HCM:

Chứng khoán Bản Việt duy trì các chỉ số lợi nhuận vượt trội với ROE và ROA lần lượt 27,1% và 12%, so với mức trung bình của các doanh nghiệp trong nước là 22,5% và 8%. ROE trung bình ba năm (2019-2021) ở mức 21%.

Dấu ấn của HDG năm 2021 là sự chuyển dịch mạnh mẽ sang lĩnh vực năng lượng – mảng đóng góp 34% doanh thu và gần 40% lợi nhuận. Hiện Hà Đô vận hành 8 dự án năng lượng tái tạo với tổng công suất 462 MW, dự kiến đóng góp 2.000 tỉ đồng doanh thu hàng năm.

Sau hơn 30 năm hoạt động, Becamex IDC hiện là nhà phát triển bất động sản công nghiệp và đô thị có quy mô hàng đầu Việt Nam. Becamex IDC cùng các công ty thành viên đang đầu tư, quản lý hàng chục khu công nghiệp khắp cả nước với tổng diện tích 32.000 hecta.

DGC có một năm tăng trưởng ấn tượng với doanh thu hợp nhất tăng 53% và lợi nhuận sau thuế hợp nhất tăng đến 165%. Trong đó, doanh thu từ xuất khẩu chiếm hơn 70%. Giá trị tổng tài sản của DGC cũng tăng 45% lên 8.520 tỉ đồng trong năm 2021.

VCFC đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm về doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2017-2021 lần lượt 11,42% và 23,28%, là doanh nghiệp duy nhất sản xuất phân đạm ure hạt đục tại Việt Nam, hiện vận hành hai nhà máy Đạm Cà Mau 800.000 tấn ure/năm và NPK Cà Mau 300.000 tấn/năm.

PVFCCo có một năm tăng trưởng vượt bậc kể từ khi thành lập, các chỉ số sinh lời như ROE, ROA tăng mạnh so với năm 2020, lần lượt tăng 291% và 308%. Hiện DPM chiếm 10% thị phần phân bón nói chung và 37% thị phần phân đạm ure nội địa.

 


Năm 2021, Biwase tập trung mở rộng các nhà máy nước với tổng công suất 760.000 m3/ngày, sản lượng nước tiêu thụ 174 triệu m3; lĩnh vực xử lý nước thải sinh hoạt có tổng công suất xử lý 70.000m3/ngày đêm với tỷ lệ thu gom nước thải đô thị ngày càng tăng.

PC1 dẫn đầu ngành xây lắp điện. Năm 2021, mảng xây lắp đem về 6.714 tỉ đồng doanh thu, đóng góp 68% tổng doanh thu và 451 tỉ đồng lợi nhuận gộp. Mảng năng đạt 928 tỉ đồng doanh thu và đóng góp đến 528 tỉ lợi nhuận gộp, chiếm hơn 46% tổng lợi nhuận gộp của năm.

Gemadept sở hữu chuỗi giá trị khép kín từ cảng đến dịch vụ logistics. Năm 2021, công ty đưa cảng Gemalink (Thị Vải – Cái Mép) vào sử dụng đã nhanh chóng đạt công suất 1 triệu TEU sau một năm hoạt động, nâng tổng sản lượng khai thác cảng lên 2,7 triệu TEU, tăng tới 153% so với năm 2020.

2021 là năm thử thách chưa từng có với nhà bán lẻ số 1 Việt Nam khi gần 2.000 cửa hàng Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh phải tạm đóng cửa hoặc hạn chế bán hàng do dịch bệnh, tuy nhiên doanh thu MWG vẫn vượt mốc 5 tỉ đô la Mỹ, tăng 13% và lợi nhuận sau thuế tăng 25% so với 2020.

PNJ

Nhờ sức mua phục hồi sau dịch bệnh, PNJ đạt 1.029 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế trong năm tài chính 2021, doanh thu tăng 11,6% với số bán ra hơn 2,3 triệu sản phẩm, tăng 20%. PNJ hiện nắm hơn 56% thị phần trang sức ở phân khúc trung cao cấp.


Năm 2021, Biwase tập trung mở rộng các nhà máy nước với tổng công suất 760.000 m3/ngày, sản lượng nước tiêu thụ 174 triệu m3; lĩnh vực xử lý nước thải sinh hoạt có tổng công suất xử lý 70.000m3/ngày đêm với tỷ lệ thu gom nước thải đô thị ngày càng tăng. Biwase đang thúc đẩy mở rộng mạng lưới bằng cách mua lại các công ty nước địa phương tại Đồng Nai và Cần Thơ.

Năm 2021, lượng khách quốc tế của ngành hàng không giảm 95% nhưng lượng vận chuyển hàng hóa của SCS tăng hơn 21%, đạt gần 1,1 triệu tấn, đưa SCS lần thứ hai có tên trong danh sách 50 niêm yết tốt nhất của Forbes Việt Nam.

Transimex ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong suốt 39 năm thành lập, với doanh thu và lợi nhuận tương ứng hơn 6.300 tỉ đồng và 570 tỉ đồng, tăng gấp gần 2,8 lần mức trung bình năm năm liền kề trước đó.


PAN Group nắm giữ cổ phần chi phối tại nhiều doanh nghiệp trọng yếu trong chuỗi giá trị nông nghiệp Việt Nam. Năm 2021, PAN đạt doanh thu cao nhất lịch sử hoạt động với 9.462 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 510 tỉ đồng.

Traphaco nằm trong nhóm doanh nghiệp dược đạt mức tăng trưởng tốt nhất thị trường về cả doanh thu và lợi nhuận, lần lượt đạt 2.160 tỉ đồng và 265 tỉ đồng – tăng trưởng 13,2% và 22,2% so với năm 2020.

Vĩnh Hoàn là nhà xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam, luôn duy trì được mức tăng trưởng cao hơn trung bình ngành, năm 2021 công ty tăng thị phần xuất khẩu cá tra lên 17%, xuất khẩu sản phẩm đến 42 thị trường, tăng 5 thị trường so với năm 2020.


Doanh nghiệp văn phòng phẩm số 1 Việt Nam gặp thử thách trong đại dịch nhưng nhờ đẩy mạnh thị trường xuất khẩu đã bù đắp cho thị trường nội địa, giữ vững tăng trưởng lợi nhuận hơn 15% so với năm trước.

Mặc dù chịu tác động kép của đại dịch COVID-19 kéo dài khiến doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh so với năm 2020, nhưng Nhựa Bình Minh vẫn tiếp tục duy trì được thị phần và vị thế dẫn đầu thị trường.

Trong đại dịch, nhờ chú trọng thị trường châu Á và tăng bán hàng nội địa, nhà sản xuất đá thạch anh cao cấp Vicostone giữ đà tăng trưởng doanh thu 25,3% và lợi nhuận 25,7% so với năm 2020.



  • Để thực hiện Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất 2022, Forbes Việt Nam đánh giá các công ty niêm yết trên HSX và HNX qua nhiều bước. Ở vòng sơ loại, các công ty cần đáp ứng các điều kiện: có lãi trong năm 2021, doanh thu và vốn hóa tối thiểu 500 tỉ đồng, công ty con phụ thuộc công ty mẹ hoặc có vị thế kinh doanh quá thấp sẽ không được xem xét.
  • Ở vòng kế tiếp, các công ty được chấm điểm định lượng trên năm tiêu chí: tỉ lệ tăng trưởng kép về doanh thu, lợi nhuận, tỉ lệ ROE, ROC và tăng trưởng EPS giai đoạn 2017 — 2021. Tiếp theo, Forbes Việt Nam điều tra định tính để đánh giá mức phát triển bền vững của doanh nghiệp: vị thế công ty trong ngành, nguồn gốc lợi nhuận, chất lượng quản trị doanh nghiệp, triển vọng ngành…
  • Danh sách có sự hỗ trợ tính toán định lượng của công ty Chứng khoán SSI. Vốn hóa được chốt vào ngày 30.5.2022 trên báo cáo tài chính đã kiểm toán.                        

                                                                                                                        Theo forbes.vn


Share post:
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi Email cho chúng tôi
Gọi ngay cho chúng tôi